Thi công sơn Epoxy tự san phẳng đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp, trường học, bệnh viện, phòng thí nghiệm
Mang đến những tiện ích và có giá trị cao. Hãy cùng chúng tôi khám phá và tìm hiểu các bước quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng để có thêm những kiến thức bổ ích về lĩnh vực này
Sơn Epoxy tự san phẳng là gì ?
Sơn Epoxy tự san phẳng (hay còn gọi là tự trải phẳng, tự cân bằng dòng) với tên tiếng anh là Self-leveling chỉ là một dòng sản phẩm nhỏ trong hệ thống ngành sơn công nghiệp như nhà máy, nhà xưởng công nghiệp, showroom…
Đặc trưng của loại sơn này là không chứa hàm lượng chất bay hơi và nhấn mạnh về tính kháng bụi, kháng khuẩn
ngoài ra nó có tính chất tự cân bằng những chổ nền bê tông bị lồi lõm không đồng nhất nó sẽ tự cạn bằng khuyết điểm cho nền bê tong
Phương pháp thi công sơn tự phẳng được biết đến nhiều nhất từ sơn sàn epoxy và sơn sàn PU.
Những ưu điểm khi dùng sơn epoxy tự san phẳng
Giúp bảo vệ nền nhà xưởng sản xuất: Sơn epoxy sẽ tạo một lớp sơn thẩm thấu sâu xuống nền bê tông nhà xưởng, hạn chế khả năng bám bụi, ngăn chặn sự hình thành, chống nấm mốc hiệu quả…
Có độ bền cao: tuổi thọ tối đa của sơn epoxy tự san phẳng có thể dùng khoảng 7 – 10 năm.
Có tính thẩm mỹ cao: Sơn nền bê tông nhà xưởng giúp tăng độ phản chiếu ánh sáng, tiết kiệm chi phí chiếu sáng cho doanh nghiệp đồng thời giúp tạo độ sáng, sang trọng cho sàn bằng phẳng tuyệt đối, tạo nên một bức tranh bóng, mượt mà khi thi công.
Không gây độc hại: không để lại mùi khó chịu và không tương tác với các hóa chất
>> Sơn epoxy tự san phẳng được áp dụng trong các lĩnh vực: sơn epoxy sàn nhà xưởng, nhà máy sản xuất thực phẩm, trung tâm thương mại, showroom, nhà kho, gara, nhà máy điện tử, cơ khí chính xác, lắp ráp ô tô, dệt may, sơn sàn bê tông các nhà máy dược phẩm, hóa chất,….
Các bước thi công epoxy tự san phẳng
Để mang đến hiệu quả khi thi công sơn epoxy tự san phẳng, các doanh nghiệp cần nên tìm hiểu các kiến thức cơ bản nhất về epoxy, đặc biệt cần nắm rõ các bước trong quy trình thi công sơn epoxy. Và đặc biệt phải nắm vững kiến thức cũng như kỷ thuật vì sơn epoxy tự san phẳng một khi đã làm không đúng cách nó sẽ khó sữa hơn sơn epoxy hệ lăn và rất tốn kém vì giá thành hơi đắt
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt ( Mài sơn)
Dùng máy mài sàn công nghiệp chuyên dụng có gắn cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề mặt sàn nhằm loại bỏ tất cả dầu và chất dịch trên bề mặt cần sơn. Nếu bề mặt sàn có các vết nứt yêu cầu phải dùng máy mài tay, mài mở rộng vết nứt rồi tiến hành bả sửa
Đối với trường hợp nếu bề mặt có độ ẩm cao thì cần tiến hành các biện pháp xử lý hạ độ ẩm sau đó đánh dấu nhằm thực hiện công việc chống ẩm.
Bước 2: Thi công sơn epoxy cho lớp lót
Trộn đều hai thành phần A và B bằng máy khuấy trộn và tiến hành lăn bằng roller hoặc phun đều lên bề mặt sàn.
Lưu ý: Trước khi thi công sơn lót cần hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn
Đây được xem là lớp sơn liên kết giữa bê tông và lớp sơn bề mặt
Bước 3: Tạo mặt phẳng cho bề mặt sàn
Khi đã tiến hàng thi công sơn epoxy lớp lót lúc này đội ngũ thi công sẽ xem xét những chỗ có lớp lồi, lõm, lỗ kim li ti, các khe nứt…sẽ tiến hành lấy lại mặt phẳng cho bề mặt sàn giúp tạo lớp liên kết và độ bám tốt hơn với lớp phủ.
Bước 4: Thi công lớp phủ
- Đầu tiên xả nhám bề mặt nhằm tạo độ bám cho lớp phủ hoàn thiện
- Tiếp đến trộn đều 2 thành phần của sơn epoxy tự phẳng bằng máy khuấy trộn sau đó dùng bàn cào phủ đều (Công đoạn này rất quan trọng vì thế cần yêu cầu tính thẩm mỹ của công trình yêu cầu cẩn thận, tỉ mỉ cao)
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau thời gian 24 tiếng hoàn thành các bước thi công lớp phủ, lúc này người và vật nhẹ có thể di chuyển trên bề mặt sàn bạn tiến hành kiểm tra và nghiệm thu công trình.