Thi Công Sơn Epoxy Tự San Phẳng – Hiện nay sơn epoxy được biết đến là một loại sơn công nghiệp mới dành cho nền nhà xưởng với những ưu điểm vượt bậc mà khó có loại sơn nào có thể vượt qua. Do đó, đây được xem là loại sơn được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp sàn nhà xưởng thời điểm hiện tại.

Mặc dù vậy sơn epoxy lại có rất nhiều loại, một trong những loại được nhắc đến nhiều nhất đó chính là sơn epoxy tự san phẳng. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư cho các công trình của họ đang thi công. Sau đây Sơn Epoxy Bình Định chia sẻ bài viết này để giới thiệu chi tiết về quy trình sơn epoxy tự san phẳng nhé!.

Những lợi ích gì khi sử dụng sơn epoxy tự phẳng

  • Bảo vệ bề mặt nhà xưởng:
  • Có khả năng chống chịu lực tốt, độ kháng mài mòn, độ bền cao:
  • Khả năng chống thấm nước, chống thấm dầu, có khả năng chịu được môi trường hóa chất vượt trội.
  • Tính thẩm mỹ cao:
  • Có tính năng kháng khuẩn, chống nấm mốc,…
  • Tuy nhiên sơn Epoxy tự phẳng lại có nhược điểm là giá thành hơi cao nhưng nếu so với chất lượng mà nó mang lại thì quả thực rất xứng đáng để đầu tư.
lợi ích thi công sơn epoxy tự san phẳng
lợi ích thi công sơn epoxy tự san phẳng

chốt lại, sơn epoxy tự san phẳng không những mang đầy đủ các đặc điểm của sơn epoxy mà còn chứa những tính năng mà ngay cả sơn epoxy thông thường không thể có được.

>>Có thể bạn quan tâm: top 5 dịch vụ thi công sơn epoxy uy tín nhất tại tphcm

Quy trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng

+ Bước 1: Mài sàn.

– Dùng máy mài sa công nghiệp được gắn cùng máy hút bụi mài toàn bộ bề mặt sàn. Công đoạn này dùng để tạo nhám cho bề mặt sàn giúp sàn liên kết tốt với lớp sơn epoxy phía trên.

+ Bước 2: Xử lý bề mặt sàn.

– Dùng matic sơn epoxy 2 thành phần chuyên dụng trám trét xử lý toàn bộ những vị trí bị lõm trên bề mặt sàn. Tại những vị trí bị lõm lồi dùng máy mài, mài phẳng toàn bộ các vị trí này mới tiến hành bả vá. Nếu bề mặt sàn có các vết nứt yêu cầu phải dùng máy mài, mài mở rộng vết nứt rồi tiến hành bả sửa.

+ Bước 3: Thi công sơn epoxy lớp lót.

– Trước khi thi công sơn lót bạn cần hút bụi lại toàn bộ bề mặt sàn, trộn đều 2 thành phần A và B bằng máy khuấy trộn, tiến hành lăn bằng roller hoặc phun đều lên bề mặt sàn. Sơn lót có thể giúp tăng cứng bề mặt và tạo một lớp sơn liên kết trung gian giữa sàn và lớp sơn .

+ Bước 4: Thi công lớp phủ

– Trộn đều hai thành phần của sơn epoxy tự san phẳng bằng máy khuấy trộn, đổ sơn ra sàn dùng cào gạt và cán đều sơn ra sàn theo tỷ lệ. Dùng lô gai lăn phá bọt khí còn trên bề mặt sơn. Công đoạn này rất quan trọng quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của công trình yêu cầu cẩn thận, trộn thật đều hai thành phần của sơn, lăn phá bọt kỹ lưỡng không được bỏ sót.

Quy trình thi công sơn tự san phẳng
Quy trình thi công sơn tự san phẳng

Lựa chọn đơn vị thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng chuyên nghiệp

Lựa chọn 1 nhà thầu chuyên nghiệp cũng chính là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyêt định bề mặt hoàn thiện của sàn.

Đối với những nhà thầu chưa có kinh nghiệm hoặc kém chuyên nghiệp thì đa phần công trình họ thi công sẽ không thể đảm bảo được chất lượng do những vấn đề như chưa biết dùng loại sơn nào phù hợp, chưa biết xử lý các vấn đề của bề mặt, chưa biết cách xử lý khi phát sinh vấn đề ngoài ý muốn. Hãy đến với Sơn Epoxy Bình Định để tìm hiểu bởi vì nhân viên chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm thực tế thi công thì chúng tôi còn có khả năng tư vấn cho khách hàng những dịch vụ như: hoàn toàn có thể tự tin giúp bạn giải quyết được tất cả những vấn đề xảy ra trong quy trình thi công sơn epoxy.

3/5 - (1 vote)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.