Hiện nay vật liệu bọc phủ composite là giải pháp vô cùng hiệu quả trong việc chống lại sự ăn mòn, tăng độ bền cho các loại bồn sử dụng vật liệu cũ như sắt, thép… có thể tận dụng sau thời gian dài sử dụng mà không cần phải đầu tư, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả tuyệt vời.

Nội dung bài viết

Composite – Vật liệu “bất khả chiến bại” trong xây dựng?

 

Composite là vật liệu đang rất HOT trong ngành xây dựng. Được mọi người yêu thích, lựa chọn bởi những đặc điểm và ứng dụng tuyệt vời của vật liệu này. Nên chọn công ty nào để sửa chữa nhà ở bằng chất liệu composite? Cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả mọi thứ về composite qua bài viết này nhé!

Vật liệu Composite (FRP) là gì?

Composite là vật liệu được ra đời từ rất lâu. Một số tên gọi khác của vật liệu composite là compozit,  hay còn gọi là vật liệu tổng hợp. Chúng được hình thành từ nhiều vật liệu khác nhau. Mỗi một vật liệu có một ưu điểm riêng, vì thế mà composite mang đầy đủ các đặc điểm của các vật liệu cấu thành chúng.

Composite là một tổ hợp nhựa từ thủy tinh đặc biệt, chính là những sợi thủy tinh gia cường, những sợi thủy tinh hoàn hảo nhất.

Lịch sử hình thành composite

Composite đươc hình thành từ 5000 năm trước. Composite thuở sơ khai là sự hợp thành của nhiều vật liệu đơn giản nhất có thể. Để tránh bị cong vênh khi để phơi dưới nắng, người ta sử dụng những viên đá nhỏ, trộn kèm với đất trước khi làm gạch. Có thể bạn chưa biết, compozit chính là vật liệu được sử dụng để ướp xác Ai Cập.

Composite xa xưa xuất phát từ những vật liệu trong thiên nhiên. Trong thân cây gỗ có rất nhiều sợi xenlulo dài được kết nối với nhau tạo thành cấu trúc composite.  Bởi sự kết hợp đó mà thân cây vừa dẻo lại vừa bền.

Người Hy Lạp cổ trộn mật ong cùng với đất, đá, cát, sỏi để xây nhà. Ở Việt Nam trộn bùn và rơm thái, băm nhỏ để trát vách nhà. Khi vật liệu này khô sẽ tạo ra một vật liệu cứng mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Thật kì diệu!

Ra đời từ rất lâu, composite được biết đến rộng rãi hơn khi đóng góp không nhỏ trong công nghệ chế tạo tên lửa tại Mỹ năm 1950. Từ thời gian đó đến nay, vật liệu composite không ngừng phát triển và phát huy hết các tính năng ứng dụng của chúng.

Cấu tạo và tính chất của composite

Composite được cấu tạo từ 2 thành phần chính: vật liệu nền và vật liệu gia cường

Vật liệu gia cường (vật liệu cốt)

Vật liệu gia cường cấu tạo nên composite chính là các loại sợi: sợi thủy tinh, sợi bazan, sợi hữu cơ, sợi carbon, sợi bor, sợi cacbua silic,  sợi kim loại, sợi ngắn và các hạt phân tán,..

Đây là loại vật liệu chính trong cấu thành nên composite. Chúng chịu áp suất tập trung. Vật liệu gia cường đảm bảo cho composite có những đặc tính hữu ích và hoàn hảo nhất. Vật liệu cốt truyền nhiệt và hạ nhiệt rất tốt. Độ đàn hồi và độ bền cao. Đặc biệt là rất thân thiện với môi trường. Vì thế mà composite còn được mệnh danh là “vật liệu vàng”; “vật liệu xanh” trong đời sống.

Vật liệu nền

Vật liệu nền bao gồm: chất liệu nền polyme nhiệt rắn, chất liệu nền polyme nhiệt dẻo, chất liệu nền cacbon và chất liệu nền kim loại.

Vật liệu nền là chất kết dính, rất bền và dẻo dai. Chúng làm giảm sự tác động của môi trường, chống lại sự xuất hiện và phát triển của các vết nứt.

Phân loại composite

3.1 Phân loại theo bản chất

  • Vật liệu composite nền hữu cơ

Composite nền hữu cơ hay còn gọi là composite nền trắng, composite nền nhựa,…composite nền cao su thường được sử dụng để làm vải bạt, lốp xe ô tô, xe máy. Khi lựa chọn được nền phù hợp, người ta sẽ tiến hành chọn các cốt liệu phù hợp: sợi kim loại, sợi khoáng, sợi hữu cơ,…Composite sau khi hoàn thiện để tiếp tục tạo nên các sản phẩm khác sẽ có tính chịu nhiệt 200-300 độ C.

  • Vật liệu composite tổng hợp nền khoáng chất

Bê tông cốt thêm chính là minh họa dễ hình dung nhất cho composite tổng hợp nền khoáng chất; composite nền gốm, composite cacbon – cacbon. Thường loại nền này kết hợp với cốt dạng: sợi kim loại (Bor, thép,…), hạt kim loại (chất gốm kim), hạt gốm (gốm cacbua, gốm Nitơ…).

  • Vật liệu tổng hợp nền kim loại

Là các nền hợp kim nhôm, hợp kim titan, phối hợp với các loại sợi kim loại, sợi khoáng, sợi hữu cơ. Tổng hợp nền kim loại có thể chịu mức nhiệt tối đa từ 600 đến 1000 độ C. Nếu composite hình thành từ vật liệu nền là gốm thì luôn luôn chịu được mức nhiệt là 1000 độ C.

Phân loại theo hình dạng

  • Vật liệu tổng hợp cốt dạng sợi

Vật liệu cốt sợi vô cùng quan trọng. Trong dân dụng, vật liệu composite đa số dùng sợi để tạo thành composite cốt sợi cùng với nền nhựa. Trong đó, sợi là vật liệu có kích thước rất dài, dài hơn so với hai chiều còn lại. Phần dài hơn sẽ được sử dụng liên tục hoặc gián đoạn, hai phần còn lại được sử dụng phân bố gián đoạn trong composite

  • Vật liệu tổng hợp cốt dạng hạt

Hạt là chất liệu có kích thước rất nhỏ bé. Khác hoàn toàn so với chất liệu sợi. Trên thị trường, bê tông chính là hạt thông dụng và phổ biến nhất trên thị trường. Trong thực tế, composite cốt dạng sợi là chủ yếu vì kích thước của hạt rất nhỏ nên cốt dạng hạt không được dùng nhiều.

  • Vật liệu tổng hợp cốt dạng sợi và hạt

Bê tông là một loại compozit nền khoáng chất. Khi bê tông kết hợp với cốt thép tạo nên bê tông cốt thép, thì đá nhân tạo từ xi măng là vật liệu nền, cát vàng và đá dăm thì là cốt hạt, cốt thép trong bê tông là cốt sợi.

Phương pháp sản xuất composite

Công nghệ cuốn

Phương pháp công nghệ cuốn thường sử dụng chủ yếu để sản xuất các bể chứa, bể nước hay các sản phẩm có dạng hình trụ. Gọi là công nghệ cuốn bởi quy trình này sử dụng cuộn dây quấn quanh trụ và tác động lên đó một lực căng. Khi các sợi thủy tinh di chuyển thì trục sẽ quay. Khi trục được quấn hoàn toàn bởi các sợi thì sẽ được đem đi làm nhiệt. Thành phẩm cuối cùng sẽ cứng, trục được gỡ ra.

Công nghệ cuốn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nhỏ mà không cần sự can thiệp của con người.

Công nghệ bố trí tay

Nếu như công nghệ cuốn thiên về dạng cứng thì công nghệ bố trí tay được dùng để tách sản phẩm khỏi khuôn mẫu ở dạng lỏng và dạng sáp. Nhựa kết hợp với chất làm cứng, đưa vào khuôn. Tiếp đó là các sợi thủy tinh và cuối cùng là đổ hỗn hợp nhựa vào khuôn để tạo ra sản phẩm.

Công nghệ bố trí tay có đặc điểm là nhựa được thẩm thấu hoàn toàn do sử dụng lựa qua con lăn. Chắc chắn không còn không khí trong tâm nhựa và các sợi. Chắc chắn không còn không khí trong tâm nhựa và các sợi. Đây chính là ưu điểm của công nghệ bố trí tay.

Phun sợi thủy tinh

Ở công nghệ phun sợi thủy tinh thì cả nhựa và sợi thủy tinh đều được phun lên khuôn. Có một chút khác biệt với công nghệ bố trí tay. Nhựa và thủy tinh phải cắt nhỏ và sử dụng súng để phun lên khuôn, có thể phun tách biệt hoặc đồng thời cùng lúc đều được.

Đúc cây

Công nghệ này là một trong những công nghệ không thể thiếu để sản xuất ra composite. Chuẩn bị một thiết bị phủ lớp nhựa và các sợi thủy tính sẽ được kéo từ ống cuốn để phủ lên thiết bị này. Khi sử dụng công nghệ đúc cây thì sẽ tạo ra được nhiều hình dạng phong phú hơn.

Thợ thi công bọc phủ composite
Thợ thi công bọc phủ composite

Ưu nhược điểm của composite

 

Ưu điểm của composite

Nhược điểm của composite

Độ bền vững vô cùng cao

 

Giá nguyên liệu thô cao

 

Rất dẻo dai đồng thời độ cứng rất tốt

 

Chịu đựng được mọi điều kiện và tác động của thời tiết

 

Chất lượng của sản phẩm composite còn phụ thuộc vào trình độ của công nhân sản xuất

 

Chống được các tia UV. Chịu nhiệt, chịu lạnh, chống cháy tốt

 

Khả năng cách nhiệt, cách điện tốt

 

Có thể tạo hình theo ý muốn một cách dễ dàng và đa dạng

 

Khi sản phẩm composite bị hỏng, khó sửa chữa, thường sẽ thành phế phẩm và phải thay thế cái mới

Kháng hóa chất, dễ dàng vận chuyển

 

Chống ăn mòn (các sản phẩm composite không cần phủ chống ăn mòn)

 

Bảo quản dễ dàng, tính thẩm mỹ cao

 

Gia công tốn nhiều thời gian

Giá thành rẻ hơn các vật liệu khác

 

Không thấm nước, không độc hại

Ứng dụng composite vào đời sống

Composite được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống. Bạn có biết xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ dùng được tạo ra từ composite không? Có thể bạn sẽ rất bất ngờ đó!

Composite trong lĩnh vực y tế

Các loại hóa chất, dung dịch y tế thường được đựng và bảo quản trong các chai, lọ, đồ dùng thủy tinh. Tuy nhiên, thủy tinh là một chất liệu có đặc điểm là dễ vỡ, đồng thời chi phí để sử dụng chất liệu này khá đắt đỏ. Để tiết kiệm chi phí, các dung dịch và hóa chất được chuyển sang đựng bằng các chai lọ sản xuất từ composite. Với ưu điểm là độ bền cao, chống ăn mòn, composite chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc chưng cất các hóa chất trong y tế.

Composite trong công nghiệp đóng tàu, ô tô

Nhắc đến công nghiệp đóng tàu, không thể không nhắc đến composite. Vật liệu này xuất hiện rất nhiều trong các bộ phận của một chiếc tàu: khung tàu, mũi tàu,..thùng tàu, mái che…

Với ưu điểm có tính thẩm mỹ cao, chống ăn mòn và độ bền tốt, composite được tận dụng tối đa trong công nghiệp đóng tàu và cho ra đời những chiếc tàu hoàn hảo nhất, tối ưu nhất.

Cũng giống như đóng tàu, với việc chế tạo ô tô, composite cũng được sử dụng rất nhiều. Vì chi phí khá rẻ nên nếu ô tô có xảy ra hỏng hóc, cần thay mới thì chất liệu này rất hợp lý. Ngoài ra chúng còn có trọng lượng nhẹ nên sẽ tối ưu được trọng lượng của xe ô tô.

Composite trong nội thất

Bạn có biết rằng, rất nhiều đồ vật gần gũi quanh ta đều có composite trong đó không? Bàn ghế, bể bơi, những bức tranh treo tường đều có sự xuất hiện của vật liệu composite.

Nội thất ngoài trời: Những vật dụng, nội thất ngoài trời chính là những thứ chịu tác động trực tiếp của môi trường như độ ẩm, ánh nắng, sự bào mòn,…đi kèm với đó là sự ẩm mốc. Composite có thể khắc phục được tất cả những nỗi lo trên.

Đồ dùng trang trí: Composite có tính thẩm mỹ cao. Các nhà thiết kế và sản xuất tận dụng triệt để ưu điểm này. Các sản phẩm từ composite ít bị phai màu, không bị ẩm mốc.

Giả các đồ dùng khác: Nghe có vẻ không hợp lý nhưng lại rất thực tế. Có nhiều đồ dùng có thể thay thế hoàn toàn bằng chất liệu composite như: ống dẫn nước, mặt bàn ghế, tủ bếp nhựa composite,…mang lại không gian mới lạ, hiện đại và độc đáo cho ngôi nhà.

Composite trong xây dụng

Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn công trình nhà ở bị hao mòn, xuống cấp. Bạn lo lắng sức chịu tải của công trình không tốt, muốn gia cố để tăng khả năng chịu tải. Đập đi xây mới thì mất nhiều thời gian, tiền bạc. Có một giải pháp 3 trong 1 vô cùng hoàn hảo cho bạn chính là gia cố bằng composite. Vật liệu composite được ứng dụng rất nhiều trong xây dựng, đặc biệt là trong việc gia cố nhà ở, công trình cầu đường.

  • Gia cố dầm nhà bê tông cốt thép
  • Gia cố biên sàn
  • Gia cố sàn nhà bê tông cốt thép
  • Gia cố tường, những mảng tường bị đục lỗ

Composite – Giải pháp 3 trong 1 – Vật liệu bất khả chiến bại trong xây dựng: DỄ THỰC HIỆN, THẨM MỸ CAO, CHI PHÍ THẤP

đội thợ thi công bọc phủ composite
đội thợ thi công bọc phủ composite

Địa chỉ cung cấp sửa chữa nhà bằng vật liệu composite uy tín, giá hợp lý

Thi công bọc phủ composite và các đơn vị cung cấp rất nhiều trên thị trường. Khi lựa chọn vật liệu này cho ngôi nhà thân yêu của bạn, quan trọng nhất chính là lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, tin tưởng. Công Ty TNHH Công Nghệ Sơn Epoxy Bình Định với 10 năm khẳng định vị thế trên thị trường trong lĩnh vực thi công xây dựng và sửa chữa là sự lựa chọn thích hợp cho bạn. Với mong muốn mỗi ngôi nhà được an toàn, bền bỉ và đẹp mãi với thời gian, Công Ty TNHH Công Nghệ Sơn Epoxy Bình Định không ngừng tìm kiếm những phương pháp tối ưu nhất cho ngôi nhà của khách hàng.

Sửa chữa nhà bằng vật liệu composite là thế mạnh của Công Ty TNHH Công Nghệ Sơn Epoxy Bình Định với minh chứng là sự hài lòng của rất nhiều khách hàng trong cả nước. Những lý do nên lựa chọn chúng tôi:

  • Đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, chuyên môn cao
  • Chi phí thi công tốt nhất trên thị trường
  • Quy trình thi công tối ưu
  • Thời gian thi công nhanh chóng
  • Chất lượng thi công là kim chỉ nam
  • Chịu trách nhiệm 100% cho mọi sản phẩm
  • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình
  • Đa dạng dịch vụ hoạt động

Qua những thông tin trên, chúng tôi hi vọng bạn có thể có những thông tin chi tiết đắt giá về vật liệu composite và lựa chọn được đơn vị sửa chữa nhà, gia cố nhà uy tín nhất!

Bọc phủ composite là gì?

Thi công bọc phủ composite là bọc, phủ, mạ các thiết bị giúp làm tăng tuổi thọ cho bề mặt được bọc cho các công trình, chống lại ảnh hưởng xấu của thời tiết và tăng độ bền vật lý cho bề mặt cần được bảo vệ.

Bọc composite cho sắt thép

Ưu điểm của việc thi công bọc phủ composite frp

Dễ dàng thi công trên các bề mặt phức tạp mà các loại nhựa khác như: PE, OVC,…

Khả năng chịu được tác động của các loại hóa chất ăn mòn như: axit, bazo,…

Có khả năng đàn hồi, độ bền, chịu được va đập rất tốt nhờ có sợi thủy tinh

Khi xảy ra bất kì sự cố nào thì việc sửa chửa cũng hết sức đơn giản và dễ dàng

Bọc phủ nhựa composite (FRP) khi dùng không có bất kì đường hàn nên tăng khả năng chống thấm, rò rỉ trong quá trình sử dụng

Hoàn toàn không dẫn điện mang lại sự an toàn cho người dùng

Ứng dụng bọc phủ composite

Với bọc phủ nhựa composite (FRP) có thể sử dụng ở rất nhiều như:

  • Giúp chống thấm, chống ăn mòn composite (frp) trong các công trình dân dụng, công nghiệp
  • Dùng bọc bể trung hòa, bể chứa các hóa chất ăn mòn axit, bazo,….
  • Bể chứa, bồn điều tiết bằng vật liệu composite.
  • Các hệ thống ống dẫn khí có khí ăn mòn hóa chất
  • Lót sàn môi trường hóa chất.

Báo giá thi công bọc phủ composite

Nhìn chung chi phí thi công bọc phủ Composite tphcm và bọc phủ composite tại hà nội hiện nay của Sơn epoxy Bình Định có giá khởi điểm từ 350.000đ/m2. Mặc dù vậy, mức giá này có thể tăng hoặc giảm còn phụ thuộc vào yếu tố từng công trình khác nhau. Rất ít các đơn vị thi công có thể công khai được mức giá bọc phủ composite ChuẩnRẻ như thế này. Bởi sự khác nhau về chất lượng, kinh nghiệm của mỗi bên là không giống nhau.

Quy trình thi công bọc phủ composite

Dưới đây là một số bước quy trình thi công bọc phủ composite cho các công trình hiện nay.

Quy trình bọc composite

Bước 1: Khảo sát các bề mặt tư vấn khách hàng để chọn nguyên liệu phù hợp, độ giày của nguyên liệu bọc phủ phải hợp lý, xác định thời gian gia công, đo đạc bề diện tích bề mặt chính xác, chi phí gia công bề mặt.

Bược 2: Chuẩn bị các nguyên liệu theo kế hoạch dự án đã đề ra, và các máy móc hiện đại có liên quan, chốt số nhân công thực hiện để chuẩn tiến độ.

Bước 3: Xử lý các bề mặt ( vệ sinh, đánh đề mặt, làm khô,…).

Bước 4: Bắt đầu quá trình bọc phủ lớp lót theo tỷ lệ tiêu chuẩn và đợi cho chúng cứng lại kết cấu bề mặt đã bọc phủ.

Bước 5: Bọc tiếp sợi thủy tinh theo kích thước của bề mặt quy định.

Bước 6: Kiểm tra xử lý bề mặt vừa hoàn thiện công trình.

Bước 7: Phủ lớp bề mặt ( trộn màu sắc, lăn phủ bề mặt đảm bảo độ dày căng, mịn, theo yêu cầu của sản phẩm ).

Bước 8: Vệ sinh lại tổng thể công trình trước khi bàn giao lại công trình.

Bước 9: Bàn giao, nghiệm thu công trình cho khách hàng.

Bước 10: Kiểm tra định kì và bảo trì bảo hành cho sản phẩm nếu có sự cố hư hại.

Mua bọc phủ Composite ở đâu là tốt nhất

Sơn Epoxy Bình Định được đánh giá là địa chỉ cung cấp, sản xuất vật liệu bọc phủ composite hoàn toàn chất lượng uy tín đến người tiêu dùng. Chắc chắn các sản phẩm composite mà người tiêu dùng đang sử dụng tại cửa hàng sơn epoxy bình định cung cấp là loại có chất lượng cao.

Bọc phủ composite

Nếu như quý khách hàng còn thắc mắc bất kì thứ gì về sản phẩm của sơn epoxy bình định thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 090 624 96 79,đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẵn sàng tư vấn với kinh nghiệm chuyên môn cao cùng với kinh nghiệm nghiệp vụ chắc chắc sẽ giúp quý khách hàng đưa ra nhiều phương án bọc phủ Composite FRP phù hợp với chi phí hợp lý nhất.

Vật liệu composite và top 4 ứng dụng phổ biến của vật liệu composite

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như các công nghệ tiên tiến, hiện đại, ngày càng nhiều các nguyên vật liệu mới được tìm ra để thay thế các nguyên vật liệu cũ với những đặc tính nổi bật, ưu việt hơn gấp nhiều lần. Và một trong những loại vật liệu đang có nhiều ứng dụng cũng như đang thay thế dần các nguyên vật liệu truyền thống là vật liệu composite. Vậy vật liệu composite là gì? Nó có những đặc tính và ưu điểm gì mà ngày càng được yêu mến đến vậy? Những ứng dụng của nó trong cuộc sống là gì? Để tìm kiếm câu trả lời, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay của chúng tôi để tìm hiểu về vật liệu composite nhé.

Vật liệu composite là gì?

Để có thể biết được và trả lời được câu hỏi vật liệu composite là gì, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về compozit, hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi gần hơn như là hợp chất composite.

Hợp chất composite là loại hợp chất được được cấu tạo chính với bao gồm 2 phần, hay còn được gọi là 2 pha: pha nhựa và pha độn. Pha nhựa là phần pha có cấu tạo thành phần hoàn toàn từ nhựa thường. Vì thế nên pha nhựa hoàn toàn chứa các đặc điểm của các loại nhựa thông thường mà chúng ta hay thấy như: tính dẻo, tính đàn hồi,… Còn với pha độn, pha này là hỗn hợp thành phần cấu tạo của rất nhiều những hợp chất khác nhau bao gồm các loại sợi như: sợi khoáng chất, sợi nhựa tổng hợp, sợi kim loại, một số loại chất khác,… Nhờ vào cấu tạo này, chất độn có rất nhiều những tính chất ưu việt hơn so với các chất nhựa thông thường. Hợp chất compozit nhờ vào cấu tạo này mà đã có những tính chất của nhựa nhưng lại  có thể tối đa hóa chức năng gấp nhiều lần.

Vật liệu composite là loại vật liệu được cấu tạo đan xen bởi hợp chất composite kể trên để có thể làm tăng tính đàn hồi và tính cơ học, giúp cho sản phẩm làm từ composite có thể chống được các tác động khắc nghiệt từ môi trường cũng như chống xước hiệu quả. Đây được xem là vật liệu thay thế gần như hoàn hảo, đã và đang ngày càng nhận được sự yêu mến, sử dụng trong các ngành phổ biến hiện nay như xây dựng, công nghiệp…

vật liệu bọc phủ composite
vật liệu bọc phủ composite

Lịch sử hình thành vật liệu composite

Thật ra thì những loại vật liệu compoeite loại đơn giản đã có từ rất lâu đời. Vào khoảng rất sớm, từ những năm 5000 trước Công nguyên thì những người xưa đã biết cách trộn những viên đá nhỏ hơn vào đất trước khi làm gạch để gạch làm ra sẽ không bị cong vênh khi hong khô bằng cách phơi nắng. Hoặc một ví dụ khác điển hình hơn về vật liệu composite đó là loại hợp chất được dùng để làm ra các xác ướp Ai Cập.

Hoặc từ xưa thì những người Hy Lạp cổ đã dùng chính mật ong để trộn với các loại vật liệu như đất, đã, cát để làm các loại vật liệu xây dựng. Hay chính cha ông ta ngày xưa khi làm nhà rơm đã sử dụng bùn trộn với rơm băm nhỏ để tạo ra vật liệu trát vách nhà. Vật liệu này có những tính chất ưu việt hơn những loại vật liệu dùng để trát nhà thời đấy nhờ vào tính chất cứng, có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm, không để lọt gió vào mùa đông.

Tuy những vật liệu composite tự phát này đã xuất hiện từ lâu và phát triển tự nhiên một cách không ngừng nhưng cho đến những năm 1950 thì ngành khoa học có liên quan đến loại vật liệu này mới xuất hiện và đông thời gắn liền với sự hình thành của công nghệ chế tạo tên lửa tại Mỹ. Và từ những năm 1950 đến nay, ngành công nghiệp này đang không ngừng phát triển, tạo nên một trong những loại vật liệu thay thế tối ưu trong thời điểm hiện tại.

Phân loại vật liệu composite

Vật liệu composite là loại vật liệu đa dạng vì nó có thể hoàn toàn thay đối tính chất khi bạn có xuất hiện sai số ở bất kỳ thông số nào trong quá trình sản xuất. Các loại vật liệu composite có thể chia ra gồm 5 loại chính bao gồm: composite nền hữu cơ, composite tổng hợp nền khoáng chất, composite tổng hợp nền kim loại, composite tổng hợp cốt sợi và composite tổng hợp cốt hạt.

Composite nền hữu cơ

Composite nền hữu là loại vật liệu có cấu tạo từ nhựa với chủ yếu là nền trắng làm tự nhựa hoặc nền cao su. Sau khi lớp nền được chọn xong trước, người sản xuất sẽ chọn lựa các dạng các vật liệu thích hợp với mục đích sử dụng bao gồm các loại sợi hữu cơ, sợi khoáng hoặc sợi kim loại để tiếp tục thực hiện sản xuất loại composite nền hữu cơ này.

Composite tổng hợp nền khoáng chất

Composite toonge hợp nền khoáng chất bao gồm những loại chất liệu, vật liệu mà bạn có thể nhìn thấy hằng ngày như bê tông, composite nền gốm. composite cacbon,… Hầu hết composite nền khoáng chất đều là những vật liệu được kết hợp với cốt là các loại sợi kim loại. hạt kim loại hay hạt gốm nên sẽ có độ cứng và độ chịu lực khá tốt.

Composite tổng hợp nền kim loại

Những vật liệu tổng hợp thuộc nhóm composite nền kim loại có thể kể đến bao gồm những hợp kim titan, hợp kim nhôm kết hợp cùng các loại sợi kim loại hay sợi khoáng. Những loại vật liệu thuộc nhóm những composite tổng hợp nền kim loại là những loại composite có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 600 độ C, thậm chí là 1000 độ C.

Vật liệu tổng hợp cốt sợi

Vật liệu tổng hợp cốt sợi là những vật liệu góp phần quan trọng trong việc cấu tạo nên các composite. Những loại cốt sợi thường có chiều dài lớn và phân bố một cách gián đoạn trong các vật liệu composite được cấu tạo nên. Những vật dụng quen thuộc về composite mà chúng ta sử dụng hằng ngày hầu hết là những loại vật liệu composie được làm từ vật liệu tổng hợp cốt sợi kế hợp với nền nhựa để tạo ra sản phẩm bền về mặt sử dụng.

Vật liệu tổng hợp cốt hạt

Vật liệu tổng hợp cốt hạt là những loại chúng ta có thể thường thấy như là bê tông. Từ tính chất của bê tông chúng ta có thể suy ra được đặc điểm chung của những vật liệu tổng hợp cốt hạt này là những vật liệu có tính bền vững cao.

Những công nghệ sản xuất Composite phổ biến hiện nay

Để sản xuất nên các dạng vật liệu composite, người ta phải dùng những công nghệ, kỹ thuật khác nhau với tùy những loại vật liệu hay cấu trúc thành phẩm khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những phương pháp có nhiều ưu điểm hơn và thường được sử dụng hơn những phương pháp còn lại. Hôm nay Công Ty TNHH Công Nghệ Sơn Epoxy Bình Định sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về những công nghệ sản xuất composite phổ biến nhất hiện nay nhé.

Công nghệ quấn

Công nghệ quấn được xem là một loại kỹ thuật được dùng chủ yếu để sản xuất các thành phẩm composite có cấu trúc là hình trụ hay bể chứa. Công nghệ quấn sẽ tiến hành quá trình sử dụng các cuộn dây để quấn quanh nhứng trụ giá đúc cùng với lực căng nhất định. Các trục sẽ quay khi các sợi thủy tinh di chuyển từ đầu đến cuối theo một chiều nhất định, thường thì sẽ là chiều ngang. Những loại sợi thường được sử dụng trong công nghệ này thường là các loại sợi composite carbon, sợi thủy tinh. Để kết dính các loại sợi này, người ta sẽ phủ nhựa nhằm tạo được sự liên kết.

Loại công nghệ quấn này trong quá trình thực hiện quấn không hề cần đến sự can thiệp của con người khi những trục giá được bọc theo độ dày phù hợp được mặc định và nhựa phủ đều đã ngừng chảy thì các trục giá sẽ tự động bước vào giai đoạn gia công nhiệt để cho phần nhựa cứng lại, từ đó đưa ra sản phẩm cuối cùng.

Công nghệ bố trí tay

Công nghệ bố trí tay là công nghệ dùng để tách khuôn sản phẩm ở dạng sáp hay dạng lỏng. Công nghệ này sử dụng các loại vật liệu như nhựa (thường là các loại nhựa polyesster, nhựa vinyl, nhựa epoxy) trộn với các loại chất làm cứng sau đó được đưa vào bề mặt khuôn. Ở bước tiếp theo, các tấm thảo được cấu tạo từ các sợi thủy tinh sẽ được đặt trực tiếp và trong khuôn sau đó tại bước cuối cùng, hỗn hợp nhựa sẽ được sử dụng để kết dính các lớp với nhau.

Với công nghệ này, cần có sự can thiệp của con người để sử dụng áp lực của con lăn hay hút chân không để có thể đảm bảo chắc chắn nhựa sẽ được thẩm thấu hoàn toàn để loại trừ được không khí ở trong lớp sợi và các tấm nhựa, từ đó tạo nên vật liệu composite chất lượng cao.

Công nghệ phun sợi thủy tinh

Với công nghệ phun sợi thủy tinh, các thao tác và vật liệu sử dụng gần như giống với công nghệ bố trí tay. Tuy nhiên ở phần thực hiện sẽ được bổ sung thêm chất xơ và nhựa được phun trực tiếp vào khuôn. Nhựa và chất xơ thường được phun đồng thời hoặc là phun riêng đều không có sự khác biệt. Tuy nhiên thì việc phun này cần dùng súng phun chopper và các loại vật liệu dùng để phun điển hình như nhựa cần phải cắt nhỏ đến một kích cớ phù hợp.

Công nghệ đúc cây

Công nghệ đúc cây là một loại công nghệ không thể không nhắc đến khi nhắc đến các loại phương pháp, công nghệ để chế tạo vật liệu composite. Với công nghệ này, các vật liệu được chuẩn bị sẵn sẽ được tạo hình bằng cách sử dụng tay hoặc sử dụng con lăn liên tục. Các sợi thủy tinh sẽ được kéo từ ống cuốn ra một thiết bị đã phủ sẵn một lớp nhựa để tạo ra thành phẩm. Những vật liệu composite được tạo ra từ những vật liệu này thường là những vật liệu composite có nhiều hình dạng và mặt cắt ngang.

vật liệu bọc phủ composite
vật liệu bọc phủ composite

Đặc điểm vật liệu composite

Các loại vật liệu composite ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Vì thế, ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu lý do tại sao các loại vật liệu composite được yêu thích qua các đặc điểm của nó. Đồng thời tìm ra những nhược điểm để xem những điểm yếu này có thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường không nhé.

Ưu điểm

So với các loại nhựa thông thường khác, vật liệu composite thực sự có nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Về mặt giá thành: điều mà nhiều người quan tâm nhất khi chọn lựa một loại vật liệu đó chính là giá cả. Mức giá của vật liệu composite được coi là vô cùng rẻ so với gang và thép. Theo các thống kê cho thấy, chủ đầu tư có thể tiết kiệm số tiền khoảng 5 đến 6 lần ngân sách đầu tư nếu thực hiện việc thay thế các loại vật liệu composite, trong khi đó chất lượng công trình vẫn hoàn toàn được đảm bảo.
  • Về mặt trọng lượng: với tính chất tương đương các loại nhựa khác, vật liệu composite có trong lượng khá nhẹ. Đây là một ưu điểm lớn trong việc mang vác hay thi công công trình, đặc biệt với những loại công trình đặc biệt nằm ở những vùng có địa hình hiểm trở hay xa xôi. Hơn nữa, việc vận chuyển và thi công dễ dàng hơn cũng giúp bạn tiết kiệm được kha khá các loại chi phí về nhân công.
  • Về mặt thẩm mỹ: vật liệu composite là loại vật liệu đa dạng về màu sắc. Đồng thời với các tính chất đặc biệt của mình, bạn có thể cắt hoặc khác lên những vật liệu composite này. Nhờ vào những tính chất này có thể thấy, đây là một loại vật liệu có tính thẩm mỹ cao.
  • Về độ bền: nhờ vào thành phần cấu tạo đặc biệt, vật liệu composite được đánh giá là một loại vật liệu có độ bền cao khi có thể chống được ăn mòn, chống các tác nhân khắc nghiệt từ môi trường như mưa, nắng, gió hay các tác nhân gây hại có tính axit, bazo cao.

Nhược điểm

Tuy được đánh giá là vật liệu ưu việt so với các vật liệu cũ truyền thống như gang, thép nhưng vật liệu composite cũng có những nhược điểm nhất định.

  • Không thể tái chế: đây là nhược điểm lớn nhất của vật liệu composite. Bạn sẽ không thể tái chế được các vật liệu composite, vì thế sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi cũng chưa có các phương pháp cụ thể để có thể loại trừ hoàn toàn hay tiêu hủy được loại vật liệu này.
  • Không bền bằng gang, thép: Tuy được coi là một loại vật liệu có tính ưu việt hơn, có độ bền tốt hơn các loại nhựa thông thường nhưng về độ bền thì nó không thể so sáng với các loại gang, thép. Vì thế, không thể dùng vật liệu composite để thay thế hoàn toàn gang thép, đặc biệt là với những chi tiết quan trọng như móng hay lõi công trình.

Top 4 ứng dụng của vật liệu composite

Người ta đã nghiên cứu kỹ càng những đặc điểm trên của vật liệu composite để có thể tìm ra phương pháp ứng dụng phù hợp cho loại vật liệu ưu việt này. Vì thế, loại vật liệu này đã được sử dụng rộng rãi và đã trở thành loại vật liệu không thể thiếu trong một số những ngành quan trọng.

Ứng dụng vật liệu composite trong ngành hàng không

Trong ngành hàng không những năm gần đây, composite được sử dụng như một loại vật liệu không thể thay thế để chế tạo một số những phần quan trọng của máy bay như phần kết cấu khung xương, thân, cánh hay các bộ phận dẫn đường. Theo các báo cáo trong ngành hàng không thì chiếc Boing 787 của hãng hàng không nổi tiếng Boing có chất liệu sử dụng lên đến 50% vật liệu composite trên toàn bộ trọng lượng của nó.

Loại vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không là bởi độ bền và độ cứng tương đối trên trọng lượng riêng của nó. Những đặc điểm này sẽ giúp cho máy bay có thể giảm tải trọng bay, tiết kiệm nhiên liệu, từ đó giúp bảo vệ môi trường và làm tăng hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không.

Đồng thời, với tính chất nhựa của mình, composite có thể dùng để chế tạo các vật liệu nguyên khối với hình dáng phức tạp. Điều này sẽ giúp cho việc chế tạo máy nay trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm cả về mặt chi phí và thời gian khi các chi tiết lắp đặt được giảm thiểu một cách đáng kể.

Ứng dụng vật liệu composite trong ngành vận tải

Vật liệu composite ngày càng được ứng dụng nhiều trong ngành vận tải khi nhờ vào nó mà các phương tiện vận tải sẽ có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp cho các phương tiện tiết kiệm được nhiên liệu giúp giảm thiếu tối đa về mặt chi phí vận chuyển, lắp đặt và vận hành. Nhờ vào đó, vật liệu composite được yêu thích sử dụng để chế tạo các chi tiết như thân vỏ, làm vật liệu thay thế các loại vật liệu cũ trong các chi tiết máy quan trọng.

Ứng dụng vật liệu composite trong ngành đóng tàu

Ngày nay, do chi phí của loại vật liệu composite này rẻ hơn cũng như tính nhẹ và các tính chất ưu việt khác của nó, loại vật liệu này đã được ứng dụng trong việc chế tạo các loại tàu thuyền, xuồng hay cano. Hơn nữa, việc lắp đặt các vật liệu composite cũng được đánh giá là dễ dàng hơn các loại vật liệu khác, từ đó nhằm tiết kiệm được chi phí về nhân công lắp đặt khi yêu cầu về nhân công sẽ đơn giản hơn so vói sử dụng các loại vật liệu khác.

Ứng dụng của vật liệu composite trong việc chống tĩnh điện

Chúng ta thường nghe đến các loại phòng sạch ứng dụng trong y tế hay các phòng máy móc, thiết bị cỡ lớn cần độ an toàn cao khi hoạt động. Độ sạch của căn phòng được đánh giá bởi các yếu tố chống bụi, chống ồn, không mùi và thông gió tốt, và yếu tố quan trọng nhất chính là chống tĩnh điện để bảo vệ an toàn về điện năng từ đó bảo vệ máy móc cũng như người sử dụng.

Với vật liệu composite, nó hoàn toàn có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu mà phòng tĩnh điện cần có như độ bền tốt, lắp đặt thuận tiện, chi phí thấp và đặc biệt là chống chịu hóa chất, không thấm nước và độ chống tĩnh điện cao ngay cả khi bề mặt bị màu mòn hay trầy xước. Vì thế, vật liệu composite được sử dụng để chế tạo phòng tĩnh điện ứng dụng rộng rãi trong một số ngành như:

  • Phòng sản xuất và lắp ráp các thiết bị, sản phẩm điện, điện tử
  • Phòng yêu cầu cao về độ an toàn máy móc và độ nhiễu khi truyền thông tin như phòng máy tính, phòng thông tin, tổng đài
  • Phòng yêu cầu các yếu tố sạch khuẩn cao như phòng thí nghiệm, phòng mổ, phòng y dược,…
  • Các phân xưởng sang chiết các thiết bị dễ gây cháy nổ như nhà sản xuất, phân phối và sang chiết gas, xăng dầu,…

Lời kết

Có thể thấy, composite là vật liệu của tương lai khi có thể thay thế hầu hết các loại vật liệu xây dựng, lắp đặt thông thường và đặc biệt là có tính ứng dụng cao trong nhiều những ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng loại vật liệu này cần được tính toán kỹ càng để có thể sử dụng với khối lượng, số lượng phù hợp tránh gây ô nhiễm môi trường vì đến bây giờ vẫn chưa có phương pháp để tái chế cũng như tiêu hủy hoàn toàn loại vật liệu này.

Kết Luận

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về bọc phủ composite, ưu điểm khi bọc composite cho các công trình, bọc phủ bồn composite, giúp khách hàng tiết kiệm được nguồn chi phí lớn nhất, thu về nhiều nguồn lợi nhất.

Nếu mong muốn sử dụng sản phẩm bọc phủ của sơn epoxy bình định thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 090 624 96 79 để nhận được tư vấn nhiệt tình và miễn phí từ các tư vấn viên chuyên môn nhé.

5/5 - (2 votes)

Hỏi Đáp

Hỏi: Ưu điểm của việc bọc phủ composite ?

Đáp: Sau quá trình thi công bọc phủ Composite bạn sẽ có một vật liệu với độ bền vượt trội so với việc sử dụng những phương pháp chống ăn mòn, chống thấm khác.

Hỏi: Bảng báo giá thi công bọc phủ composite của công ty là bao nhiêu ?

Đáp: Bảng báo giá thi công bọc phủ composite còn phụ thuộc vào loại vật liệu và diện tích của bề mặt cần thi công, tuy nhiên chúng tôi cam kết giá thi công bọc phủ composite của công ty là rẻ nhất từ 350.000đ/m2, thêm vào đó hiện chúng tôi có chương trình giảm 10% phí thi công nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập công ty.

Hỏi: Bảng báo giá bọc phủ composite ?

Đáp: Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ bọc phủ composite nên bạn hoàn toàn có thể an tâm chi phí sẽ luôn là tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Hỏi: Công ty nhận thi công bọc phủ composite ở những tỉnh nào ?

Đáp: Hiện nay với quy mô nhân sự và ngày một muốn trở nên lớn mạnh hơn chúng tôi phục vụ quý khách hàng trên phạm vi cả nước, mạnh nhất ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Biên Hòa và các tỉnh lân cận.

One thought on “Bọc Phủ Composite Là Gì? Thi Công Bọc Phủ Composite Frp Tại TPHCM Giá Rẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.